Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

CÁCH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP (CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN)


ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP
NGÀNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích:
1.1. Giúp học sinh củng cố khả năng sử dụng các phương pháp kế toán và các công cụ quản lý trên cơ sở đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế phong phú mà các doanh nghiệp đang áp dụng.
1.2. Phân tích được các tư liệu tổng hợp dựa trên hoạt động thực tế của một doanh nghiệp từ sự vận dụng các kiến thức về kế toán-tài chính.
1.3. Nâng cao ý thức, quan điểm về lao động ngành nghề, xây dựng phong cách kinh doanh mới và tác phong làm việc của người làm công tác kế toán.
2. Yêu cầu:
2.1. Phát huy ý thức chủ động trong khảo sát, tìm hiểu thực tế, thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết liên quan đến nội dung và yêu cầu của báo cáo thực tập.
2.2. Xây dựng mối quan hệ tốt đối với cán bộ, công nhân viên trong đơn vị thực tập, chấp hành nghiêm túc nội quy và bảo quản tuyệt đối an toàn tài liệu của đơn vị.
2.3. Nghiên cứu quy trình công nghệ, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Lần lượt nghiên cứu các phần thực hành của công tác kế toán (kế toán vốn bằng tiền, nợ phải thu và các khoản ứng trước; kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ…), từ khâu tổ chức đến chứng từ kế toán, tổ chức tài khoản kế toán, sổ kế toán… cho đến lập báo cáo kế toán. Lựa chọn đề tài tâm đắc nhất để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2.4. Hiểu và nắm vững chế độ kinh tế, tài chính hiện hành có liên quan đến công tác kế toán và xử lý thành thạo các nghiệp vụ kinh tế, tài chính chủ yếu trong thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC TẬP
Kế hoạch thực tập được tiến hành theo những bước sau:
1. Bước 1: 1 tuần lễ.
Ổn định sinh hoạt, làm quen với phòng kế toán của doanh nghiệp. Tìm hiểu khái quát về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm, quy trình sản xuất, mạng lưới kinh doanh, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các phòng ban đối với công tác tài chính kế toán của đơn vị.
2. Bước 2: 5 tuần lễ.
Đây là bước quan trọng nhất trong đợt thực tập, tùy theo điều kiện giúp đỡ của phòng kế toán của doanh nghiệp, thu thập những tài liệu cần thiết để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
3. Bước 3: 2 tuần lễ.
3.1. Học sinh tiến hành viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
3.2. Mỗi học sinh phải có một bản báo cáo thực tập riêng. Báo cáo thực tập này phải được đơn vị nhận xét, góp ý. Số trang tối thiểu cho một báo cáo thực tập là 30 trang, không kể chứng từ đính kèm. Báo cáo thực tập phải được gởi về cho giáo viên hướng dẫn đúng thời hạn quy định.

III. NỘI DUNG VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP
Báo cáo thực tập cần phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
A. Lời nói đầu.
B. Giới thiệu doanh nghiệp.
Tên gọi, quá trình thành lập và phát triển, nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh, tính chất quy trình công nghệ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng quyền hạn của các phòng ban và các bộ phận sản xuất kinh doanh (phân xưởng, tổ, đội, kho, quầy..), mối quan hệ giữa các phòng ban...
C. Giới thiệu tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp.
Giới thiệu về phòng kế toán, phần việc cụ thể của từng nhân viên trong phòng, mối quan hệ công tác giữa các nhân viên đó; hình thức kế toán đang được doanh nghiệp sử dụng (nhật ký, sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung...), phương tiện tính toán và xử lý số liệu...
D. Nội dung tìm hiểu các phần hành kế toán cụ thể.
1. Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn.
1.1. Kế toán tài sản cố định:
- Khái niệm, đặc điểm, phân loại, đánh giá tài sản cố định.
- Kế toán tăng giảm tài sản cố định.
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
- Kế toán khấu hao tài sản cố định
▪ Khái niệm khấu hao, phương pháp tính khấu hao.
▪ Chứng từ sử dụng
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán cho thuê và đi thuê tài sản cố định (nếu có).
1.2. Kế toán các khoản đầu tư dài hạn.
- Giới thiệu về các khoản đầu tư dài hạn.
- Kế toán các khoản đầu tư dài hạn.
▪ Chứng từ sử dụng
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
2. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
2.1. Kế toán nguyên vật liệu
- Khái niệm, đặc điểm, phân loại, đánh giá nguyên vật liệu.
- Kế toán nhập xuất nguyên vật liệu
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
2.2. Kế toán công cụ, dụng cụ
- Khái niệm, đặc điểm, phân loại, đánh giá công cụ, dụng cụ.
- Các phương pháp phân bổ công cụ, dụng cụ.
- Kế toán nhập xuất công cụ, dụng cụ.
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Khái niệm tiền lương, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn).
- Phân loại lao động và hình thức trả lương, phương pháp tính lương, bảo hiểm.
- Kế toán tiền lương.
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
- Kế toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
4.Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu
- Giới thiệu các loại vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển)
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
- Giới thiệu các khoản nợ phải thu (phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác)
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
5. Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
- Giới thiệu các khoản nợ phải trả (vay ngắn hạn, dài hạn, phải trả người bán, thuế...).
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
- Kế toán các nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, quỹ đầu tư phát triển..)
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
6. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
- Khái niệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
- Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm.
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng...
7. Kế toán lưu chuyển hàng hóa
- Khái niệm hàng hóa.
- Các phương thức mua hàng, bán hàng.
- Kế toán quá trình mua bán hàng hóa.
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán...
8. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
- Khái niệm thành phẩm, tiêu thụ.
- Phương pháp đánh giá thành phẩm.
- Kế toán nhập xuất thành phẩm.
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
- Kế toán doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
▪ Chứng từ sử dụng.
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
- Nội dung xác định kết quả kinh doanh
- Kế toán xác định kết quả kinh doanh
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
- Nội dung phân phối lợi nhuận.
- Kế toán phân phối lợi nhuận
▪ Kế toán chi tiết: Sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
▪ Kế toán tổng hợp: Tài khoản sử dụng, sổ sách sử dụng, trình tự hạch toán.
10. Báo cáo tài chính
- Những quy định chung
- Phương pháp lập báo cáo tài chính.
Ghi chú: Mỗi học sinh được tùy chọn một trong mười phần hành kế toán ghi trên để thực hiện trong quá trình thực tập

E. Nhận xét, kiến nghị:
- So sánh giữa lý thuyết và thực tế, nêu những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán tại doanh nghiệp.
- Nêu những đề xuất của bản thân để giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở trên.
F. Kết luận
G. Nhận xét – Đánh giá của đơn vị.
Về nội dung báo cáo, tinh thần thái độ học tập, nghiên cứu; ý thức tổ chức kỷ luật trong thời gian thực tập tại đơn vị.
IV. CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC TẬP
1. Học sinh thực tập được tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng do giáo viên chủ nhiệm chỉ định để điều hành hoạt động của cả nhóm và chịu trách nhiệm trước khoa về việc điều hành này.
2. Học sinh hoàn toàn chịu sự quản lý của đơn vị thực tập và phải chấp hành đúng nội quy của đơn vị.
3. Hàng tuần học sinh được phép về trường vào ……. ngày quy định để báo cáo tiến độ thực tập với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên hướng dẫn chuyên môn. Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ liên hệ với đơn vị thực tập để theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hoạt động thực tập của học sinh khi cần thiết.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hình thức của báo cáo thực tập:
- Giấy khổ A4; cỡ chữ 14 với kiểu Times New Roman (font Unicode); khoảng cách dòng 1,5; canh lề: lề trái 2,5 cm, lề phải: 2 cm, đỉnh trên: 2cm, dưới đáy: 2,5 cm; đánh số trang bên phải, phía dưới.
- Trình tự trình bày của báo cáo:
• Bìa 1: giấy cứng (theo mẫu quy định).
• Bìa 2: giấy mềm (theo mẫu quy định).
• Lời cảm ơn.
• Nhận xét của đơn vị thực tập.
• Nhận xét của giáo viên hướng dẫn chuyên môn.
• Mục lục của báo cáo thực tập.
• Lời nói đầu.
• Các chương cơ bản của báo cáo thực tập .
Lưu ý: các biểu mẫu, sơ đồ kế toán phải được đánh số. Nếu biểu mẫu, sơ đồ kế toán bố trí dọc trang giấy, phải quay đầu trang giấy vào trong gáy của báo cáo thực tập; nếu sử dụng các ký hiệu, phải giải thích rõ ràng.
• Nhận xét và kiến nghị.
• Kết luận.
• Tài liệu tham khảo.
Bản báo cáo phải có nhận xét, chữ ký của kế toán trưởng và dấu xác nhận của đơn vị thực tập.


2. Giáo viên hướng dẫn không nhận Báo cáo thực tập tốt nghiệp khi học sinh vi phạm các điểm sau:
- Không nộp bản thảo Báo cáo thực tập hoặc bản thảo Báo cáo thực tập không được duyệt.
- Nộp Báo cáo không đúng thời hạn quy định.
- Báo cáo trình bày không đúng quy định chung.
- Báo cáo sao chép nội dung của đề tài đã thực hiện.
- Thiếu chứng từ kế toán hoặc không hoàn chỉnh chứng từ kế toán.
- Số liệu trong báo cáo thực tập lạc hậu so với chế độ kế toán hiện hành.
- Học sinh thực tập cùng đơn vị thực hiện trùng đề tài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã có ý kiến trong trang blog của chúng tôi. Trang blog này được xây dựng với mục đích như tiêu đề của blog, Xin vui lòng không spot quảng cáo hoặc spam. Cản ơn nhiều!